Thứ Tư, 21 tháng 12, 2016

7 bước chuẩn bị tài chính khi đi du lịch

Trước khi du lịch chúng ta cần phải chuẩn bị kĩ càng nhiều thứ. Sau đây là những chia sẻ để bạn có chuyến du lịch mỹ mãn. Cửa hàng bán ... thumbnail 1 summary
Trước khi du lịch chúng ta cần phải chuẩn bị kĩ càng nhiều thứ. Sau đây là những chia sẻ để bạn có chuyến du lịch mỹ mãn.

Cửa hàng bán bánh bông lan trứng muối sinh nhật ngon ở sài gòn

Bạn nên kiểm tra tình trạng thẻ, số dư, nhớ số đường dây nóng của ngân hàng hoặc đổi mã PIN trước khi đi.

Tài chính là vấn đề sống còn với mỗi chuyến du lịch, đặc biệt là khi du lịch ở nước ngoài. Nếu không đủ tiền mặt, thất lạc thẻ tín dụng hay gặp trục trặc bất kỳ vấn đề gì với việc thanh toán thì cũng sẽ biến kỳ nghỉ thơ mộng của bạn biến thành cơn ác mộng. Vì thế, hãy chuẩn bị các cách đối phó về mặt tài chính trước mỗi chuyến đi để tránh đẩy bản thân vào cảnh "màn trời chiếu đất" một cách bất đắc dĩ.

Liên hệ ngân hàng, kiểm tra tài khoản
Trước chuyến đi, hãy liên lạc với ngân hàng để đảm bảo rằng tài khoản của bạn có khả năng thanh toán quốc tế và số dư là bao nhiêu. Điều này sẽ không thừa bởi nhiều người từng rất yên tâm với thẻ tín dụng của mình sau đó gặp trục trặc khi ra nước ngoài, chỉ bởi vì thẻ tín dụng đang bị khóa vì nhiều lý do không ngờ hay số dư không đủ như bạn vẫn nghĩ.

7-buoc-chuan-bi-tai-chinh-khi-di-du-lich


Vấn đề tài chính luôn rất đau đầu trước mỗi chuyến du lịch. 

Nhớ số điện thoại khẩn cấp của ngân hàng
Hãy lưu lại số đường dây nóng của ngân hàng để dùng trong trường hợp khẩn cấp như khóa thẻ tín dụng vừa bị thất lạc hay những rắc rối mắc phải khi thanh toán ở nước ngoài. Ngoài số đường dây nóng, hãy hỏi thêm ngân hàng về những cách liên lạc khác để thay thế.

Đổi mã PIN thẻ ngân hàng 
Theo kinh nghiệm của những phượt thủ đi trước, bạn nên đổi mã PIN của tất cả các thẻ mang theo trước khi đi; ngoài ra cũng nên tìm hiểu về số ký tự mã PIN cho phép ở quốc gia đó, ví dụ ở một số nước không chấp nhận 6 ký tự mà chỉ chấp nhận 4 ký tự. Nên nhớ, hãy thử đi thử lại nhiều lần để chắc chắn rằng mã PIN mới đã được chấp nhận.

Nắm được các quy định về phí khi giao dịch ở nước ngoài
Thông thường, 3% là mức phí phải trả cho các giao dịch thực hiện ở nước ngoài. Ngoài ra khi rút tiền mặt ở nước ngoài, bạn phải trả phí. Nếu sử dụng ngân hàng quốc tế, bạn cũng sẽ phải trả phí lần nữa. Hãy tìm hiểu về các khoản phí này để cân nhắc khi nào nên quẹt thẻ tín dụng, khi nào nên rút tiền mặt để chi trả. >>Lướt qua tin vặt xem mẹo hay trong cuộc sống

Mang tiền địa phương
Dù có thẻ tín dụng có hạn mức khủng cỡ nào thì bạn cũng cần phải chuẩn bị số tiền mặt mang theo một cách dư dả nhất có thể, thậm chí là còn phải bằng tiền địa phương. Rất nhiều giao dịch không chấp nhận thanh toán thẻ như tiền đi lại, tiền ăn. Hơn nữa, ở một số khách sạn sang trọng, dù bạn đã thanh toán toàn bộ số tiền nghỉ thì họ vẫn bắt bạn để lại một khoản tiền đặt cọc (deposit) cho các rủi ro có thể phát sinh với các đồ đạc đắt tiền trong phòng.

Chia tiền ra làm nhiều phần
Theo các chuyên gia du lịch, bạn nên chia các khoản tiền tiết kiệm dành cho chuyến du lịch (ví dụ 20 triệu đồng) sang 2 phần, một phần đổi thành tiền mặt, mang theo người (ví dụ 10 triệu đồng), phần còn lại chuyển sang các loại thẻ có khả năng rút tiền mặt khi ở nước ngoài, trong trường hợp 10 triệu nói trên đã tiêu hết. Điều này đảm bảo bạn không phải mang theo quá nhiều tiền, dễ nguy hiểm, lại có phương án chuẩn bị cần thiết trong các tình huống bất ngờ.
Ngoài ra, bạn cũng nên mang theo một thẻ tín dụng (thẻ Visa hoặc Mastercard credit) với hạn mức quẹt tương đối ổn để an tâm luôn có hầu bao dư dả cho các giao dịch trong chuyến đi.

Hãy liên hệ đại lý vé máy bay Bảo Nam - bay rẻ nhất để mua vé máy bay online nhanh chóng, uy tín và rẻ nhất -  tư vấn vé bay phù hợp và xử lí nhanh các tình huống khẩn cấp.



Không có nhận xét nào

Đăng nhận xét